Hải Tín đồng hành cùng bạn trẻ vượt qua hội chứng Overthinking

Khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống và học tập, thanh niên thường có xu hướng suy nghĩ quá mức và thái quá. Vậy có “liều thuốc” nào giúp thanh niên giảm căng thẳng và tăng cường tinh thần, thoát khỏi hội chứng Overthinking là nội dung chính của buổi talkshow có chủ đề “Gỡ: Thoát khỏi đại dương suy nghĩ”. Đồng hành cùng Chương trình có sự góp mặt của các đơn vị như: Ngân hàng BIDV, SPONSORSHIP CHANNEL, Nội thất LIGHTDECOR, Công ty giấy Hải Tín cùng tài trợ chương trình này.

Giấy Hải Tín nhà tài trợ vàng
Giấy Hải Tín nhà tài trợ vàng buổi talkshow có chủ đề “Gỡ: Thoát khỏi đại dương suy nghĩ”

Thoát khỏi trạng thái suy nghĩ quá mức hay hội chứng Overthinking

Trong một buổi talkshow có chủ đề “Gỡ: Thoát khỏi đại dương suy nghĩ”, do sinh viên khoa Báo chí – Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) tổ chức, TS Tâm lý Tô Nhi A đã chia sẻ về vấn đề “suy nghĩ quá mức” hay hội chứng Overthinking. Suy nghĩ quá mức được mô tả là những suy nghĩ vượt quá giới hạn, khiến bạn xa rời hiện tại và tưởng tượng những điều chưa được chứng minh trong câu chuyện.

talkshow thoát khỏi đại dương suy nghĩ
Talkshow thoát khỏi đại dương suy nghĩ

Theo TS Tô Nhi A, suy nghĩ quá mức được phân loại theo mức độ kiểm soát và ở mức bệnh tâm lý. Nếu phân loại theo tiến trình, có suy nghĩ quá mức về quá khứ (như chuyện tình cảm tan vỡ, thi rớt) và suy nghĩ quá mức về tương lai (như lo sợ thi rớt, không có việc làm).

Nếu phân loại theo nhóm biểu hiện, có suy nghĩ quá mức biểu hiện về mặt sinh lý (mỏi cơ, đau dạ dày, đau đầu, mất ngủ…) và suy nghĩ quá mức biểu hiện về mặt tâm lý (rối loạn trí nhớ, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần kép…). Tuy nhiên, để xác định xem suy nghĩ quá mức có phải là bệnh lý hay không, cần phải được đánh giá bởi chuyên gia tâm lý và tâm thần học.

Cân bằng công việc, học tập và cuộc sống

Bảo Nhi (sinh viên khoa Hàn Quốc học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ rằng cô cảm thấy mình đang bị suy nghĩ quá mức vì thường xuyên khó tập trung, mất ngủ và cảm thấy buồn. TS Tô Nhi A đã đưa ra gợi ý để Bảo Nhi và nhiều thanh niên khác giảm suy nghĩ quá mức. Theo TS Tô Nhi A, suy nghĩ quá mức là cơ chế để bảo vệ cơ thể trước những khó khăn. Suy nghĩ quá mức khiến cơ thể cảm thấy an ủi, yên tâm và từ đó suy nghĩ trở nên quá mức. “Để điều trị các vấn đề tâm lý, chúng ta cần tập trung vào hành vi. Chỉ khi hành vi của bạn chưa đạt đến mức đủ lớn, bạn mới cần sử dụng thuốc”, nữ TS giải thích.

Để thoát khỏi hội chứng overthinking, giải pháp ngay lúc này là thực hành chánh niệm (tập trung vào cuộc sống hiện tại). Giải pháp lâu dài hơn, thanh niên cần thay đổi hành vi và lối sống một cách kỷ luật. Ví dụ, đặt ra mục tiêu cụ thể về hoạt động thể chất và dinh dưỡng hàng ngày.

tư duy tích cực khi gặp hội chứng overthinking
Tư duy tích cực khi gặp hội chứng overthinking

“Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga… giúp cơ thể hoạt động, tiêu hao năng lượng và tạo nhu cầu tự nhiên cho giấc ngủ. Đồng thời, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, học thêm những kỹ năng mới để cải thiện bản thân. Thực hành những hoạt động thể chất và tinh thần tốt mỗi ngày giúp bạn giảm hoài nghi về khả năng cá nhân và từ đó giảm suy nghĩ quá mức hiệu quả”, TS Tô Nhi A chia sẻ.

Overthinking không nên tùy tiện chuẩn đoán là bệnh lý

Trong buổi tọa đàm, Vy Quỳnh Trúc Linh (KOL, 23 tuổi) chia sẻ về trải nghiệm cá nhân trong việc theo đuổi công việc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Trúc Linh chia sẻ rằng, có lần cô chia sẻ quan điểm của mình là không làm việc với người sếp không biết kiểm soát cơn giận. Khi công việc không diễn ra như ý muốn hoặc nhân viên làm sai, người sếp thường quát tháo, nổi giận và chỉ trích nhân viên bằng câu hỏi “Tại sao bạn làm như vậy?” hoặc “Vì sao bạn không làm đúng theo ý tôi?”. Trúc Linh cho rằng, người sếp không thể quản lý được ai nếu không kiểm soát được cảm xúc cá nhân.

Quan điểm của Trúc Linh đã gây ra sự phản ứng trái chiều. Nhiều bình luận cho rằng: “Bạn đã từng trải nghiệm vị trí sếp chưa mà dám phán xét?” hoặc “Khi làm sếp, chịu trách nhiệm là chuyện bắc buộc, bạn ạ”.

Đối với vấn đề gây tranh cãi, Trúc Linh tìm đến bạn bè, đồng nghiệp để biết họ nhận định ra sao về quan điểm của cô. Cô nhận thấy rằng, góc nhìn của mình không sai, nó chỉ đơn giản là ý kiến cá nhân. “Khi gặp phải nhiều vấn đề, tôi đã có kinh nghiệm xử lý một cách bình tĩnh hơn. Đồng thời, tôi ít quan tâm hơn đối với những bình luận trái chiều và biết cách tập trung vào những việc đáng giá hơn. Mỗi khi có vấn đề “suy nghĩ quá nhiều”, tôi thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tập thể dục… để quên những suy nghĩ tiêu cực và tiếp tục làm những điều mà tôi thích”, Trúc Linh nói.

Tư duy tích cực để đối mặt với các vấn đề của hội chứng Overthinking

Từ những chia sẻ củaTrúc Linh, chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao vấn đề “suy nghĩ quá nhiều” lại nổi bật ở giới trẻ? Theo TS Tô Nhi A, sự xuất hiện của Internet, ảnh hưởng từ mạng xã hội và sự sẵn có thông tin dễ dàng đã khiến cho người ta suy nghĩ quá mức và chia sẻ nhiều hơn. Bên cạnh đó, cuộc sống giàu có vật chất và sự chăm sóc bảo bọc từ phía gia đình cũng khiến cho người trẻ ít rèn luyện kỹ năng và dễ bị lo lắng khi đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.

TS tâm lý Tô Nhi A giao lưu cùng Hải Tín
TS tâm lý Tô Nhi A giao lưu cùng Hải Tín

Trong một số trường hợp, khi đang trong giờ học, thay vì tập trung nghe giáo viên giảng dạy, các bạn sinh viên thường xem mạng xã hội. Đột nhiên, bạn xem một video chia sẻ rằng “tôi không cần học đại học vẫn có việc làm”. Tiếp tục xem, bạn lại thấy một video khác “tôi học đại học, ra trường và đang thất nghiệp”… Lúc đó, bạn tự hỏi “Vậy giờ mình có nên học đại học nữa không?”. Vào thời điểm này, bạn hãy tắt điện thoại và tập trung vào bài giảng của giáo viên, hãy học tốt trong tiết học để ngăn chặn sự suy nghĩ quẩn quanh, theo phân tích của TS Tô Nhi A.

Theo tôi, hội chứng overthinking không phải là vấn đề, trừ khi gây ra những sự rối loạn trong cuộc sống của bạn. Nếu tình trạng suy nghĩ quá mức dẫn đến mất ăn, mất ngủ, đau đầu… thì bạn nên tìm sự hỗ trợ điều trị tâm lý từ các chuyên gia”, TS Tô Nhi A chia sẻ.

Kết Luận

Chuyên gia tâm lý muốn nhấn mạnh rằng, hội chứng overthinking không phân biệt đối tượng. Dù bạn là ai, đang làm công việc gì, đều có thể mắc phải tình trạng suy nghĩ quá mức. Theo TS Tô Nhi A, hoạt động thể chất rất cần thiết và có hiệu quả để giảm bớt overthinking. Mỗi người cần đo lường sự phát triển của bản thân thông qua những việc cụ thể như làm được 2 bài tập trong ngày, học thêm một ngôn ngữ mới, đi ngủ sớm trước 10h… “Hãy cảm thấy mình tốt hơn phiên bản ngày hôm qua. Nếu công việc quá sức, hãy giảm bớt. Nếu yếu đuối, hãy mạnh mẽ lên. Từ đó, bạn sẽ tái tạo một tư duy tích cực trong việc đối mặt với các vấn đề của cuộc sống”, nữ tiến sĩ tâm sự.

Mong rằng với sự chia sẽ và đồng hành cùng giấy Hải Tín sẽ giúp các bạn trẻ sẽ tư tin hơn trước bước đường tiến đến thành công.